Header Ads Widget

Những bệnh phụ khoa thường gặp và cách phòng tránh

Theo phân loại trong y học, bệnh phụ khoa là nhóm bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục ở nữ giới phổ biến nhất ở độ tuổi sinh sản. Bệnh phụ khoa phần lớn ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản và chất lượng đời sống của người bệnh. Vì vậy, chị em nên trạng bị cho bản thân những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa nhóm bệnh lý này để có thể chăm sóc sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.

Theo thống kê của cơ quan y tế, có đến 90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa, trong đó có nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu, giang mai, sùi mào gà…. Tình trạng này đáng báo động và cần được quan tâm, phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Chính vì thế, chị em phụ nữ cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức quan trọng liên quan tới các bệnh phụ khoa, đặc biệt là đối với các bệnh phổ biến để từ đó có thể nhận biết và có hướng điều trị kịp thời nếu không may mắc bệnh.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mắc các bệnh phụ khoa hiện nay là:

Vệ sinh kém: Nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín, nấm, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập và gây nhiễm khuẩn âm hộ - âm đạo. Ngược lại, nếu vệ sinh quá nhiều lần trong ngày hoặc vệ sinh quá sâu bên trong, cũng có thể làm mất cân bằng môi trường và giảm khả năng tự bảo vệ của âm đạo.

Quan hệ tình dục không an toàn: Nhiều bệnh phụ khoa có thể lây qua đường tình dục nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su. Các loại virus, vi khuẩn, nấm như HPV, HSV, chlamydia, trichomonas, lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae, trực khuẩn, xoắn khuẩn treponema pallidum, các vi khuẩn kị khí… có thể xâm nhập vào tử cung và gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, viêm phần phụ….

Các yếu tố khác: Stress, thay đổi môi trường đột ngột, các thủ thuật phụ khoa không an toàn, phụ nữ ở tuổi mãn kinh… cũng có thể làm giảm sức đề kháng và làm cho cơ thể dễ mắc các bệnh phụ khoa.

Dưới đây, các bác sĩ khám phụ khoa uy tín chia sẻ thông tin về 10 bệnh phụ khoa phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là một thuật ngữ y tế dùng để dùng để chỉ các rối loạn khác nhau gây viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng âm đạo. Ở nữ giới, hầu như ai cũng bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời.

(Xem thêm: khám phụ khoa tại Vinh)

Tác nhân gây viêm âm đạo do nấm, trùng roi, vi khuẩn khác hoặc do bị kích ứng từ các loại hóa chất do vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn,...Ngoài ra, tình trạng viêm âm đạo còn do mất cân bằng nội tiết tố, xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh hay cơ thể bị thay đổi ở phụ nữ mang thai.

Khi bị viêm âm đạo, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây:

- Dịch tiết âm đạo màu trắng, đặc như phô mai, khí hư có mùi bất thường

- Âm đạo, âm hộ bị ngứa, sưng tấy đỏ

- Khó chịu, đau bụng dưới, xương chậu

- Chảy máu nhẹ sau khi quan hệ

- Ngứa rát khi tiểu tiện, tàn suốt đi tiểu nhiều

Viêm âm dạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến phần viêm nhiễm mở rộng ra xung quanh, gây viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, gây vô sinh hiếm muộn, nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm như giang mai, lậu, HIV,... Đối với phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo, thai nhi có thể bị viêm da, ảnh hưởng đến mắt, hệ miễn dịch của con,..., phụ nữ có thể bị nhiễm trùng sau sinh.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý phổ biến ở nữ giới có độ tuổi trong sinh sản và đã từng sinh sản. Bệnh lý này xảy ra ở tế bào tuyến, xâm lấn dần vào cổ tử cung. Bệnh này cũng có quá trình phát triển âm thầm như viêm âm đạo do nấm, trùng roi,...

Nhìn chung, bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng song nếu không được điều trị thì có nguy cơ bị viêm âm đạo, buồng trứng,...thậm chí gây ung thư cổ tử cung.

Có 5 nguyên nhân chính gây viêm lộ tuyến cổ tử cung

- Mất cân bằng nội tiết tố khiến sức khỏe vùng kín bị suy yếu, là điều kiện để vi khuẩn, nấm men phát triển gây bệnh.

- Mất cân bằng độ PH trong âm đạo do thói quen vệ sinh không đúng cách, thụt rửa âm đạo, sử dụng hóa chất tại vùng kín, dùng thuốc kháng sinh liều cao dài ngày,...

- Cổ tử cung bị chấn thương do sử dụng đồ chơi tình dục, dụng cụ tránh thai,...

- Nạo phá thai không an toàn, nhiều lần gây mất sự đàn hồi ở cổ tử cung làm cho vi khuẩn dễ dàng tấn công hơn.

- Bị bệnh lý xã hội như giang mai, lậu,....

- Sinh nở nhiều lần cũng gây ra viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bệnh lý này sẽ có những dấu hiệu khác nhau tùy vào tình trạng của bệnh. Bạn nên lưu ý những dấu hiệu sau để có thể phát hiện và điều trị kịp thời:

- Khí hư ra nhiều, mùi bất thường, dịch màu trắng đục sau ngả vàng

- Ngứa rát vùng kín và ngứa nhiều hơn tình trạng bệnh nặng hơn

- Đau rát khi quan hệ tình dục, nặng hơn sẽ chảy máu khi quan hệ

- Âm đạo luôn ẩm ướt, xuất huyết ngoài chu kỳ kinh nguyệt

- Cơ thể mỏi mệt, giảm ham muốn

Hiện nay y học phát triển có nhiều cách để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung như sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc chữa bằng phương pháp dân gian.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một bệnh lý xảy ra ở tất cả các tuổi từ bé gái đến tuổi tiền mãn kinh. U nang buồng trứng là một khối có chứa dịch như bã đậu phát triển bất thường ở trên hoặc trong buồng trứng.

U nang buồng trứng có 90% là khối u lành tính còn 10% là khối u ác tính. Khối u này không làm xuất hiện dấu hiệu cụ thể, thường bị các chị em bỏ qua.

- Chị em cảm thấy đau bụng dưới, thắt lưng do khối u chèn vào dây thần kinh cảm giác.

- Chướng bụng, đầy hơi, thi thoảng sẽ sờ thấy khối u. Thi thoảng bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn, có thể nhầm lẫn với ngộ độc thực phẩm.

- Tần suất đi tiểu nhiều do khối u chèn lên bàng quang, tiểu rắt, ứ nước bể thận, ngoài ra khi u chèn ép vào đường ruột già có thể gây táo bón.

- Đau khi quan hệ tình dục. Khi khối u phát triển lớn chèn vào tử cung gây cản trở.

- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường gây nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.

- Bị tăng cân không rõ nguyên nhân kèm theo những triệu chứng trên là nguyên nhân của u nang buồng trứng.

U nang buồng trứng thường là u lành tính, có thể tự biến mất. Tuy nhiên, có những trường hợp là u ác tính gây ảnh hưởng đến các tạng, gây nguy hiểm đến tính mạng.

U xơ tử cung

U xơ tử cung là một loại u lành tính, ít có nguy cơ phát triển thành u ác tính. Khối u này phổ biến ở độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung như rối loạn nội tiết tố, căng thẳng kéo dài, viêm cổ tử cung, quan hệ tình dục quá sớm, người béo phì, phụ nữ không sinh con,...

Phần lớn, phụ nữ mắc tử cung không có triệu chứng rõ rệt, chỉ được phát hiện khi đi khám phụ khoa hoặc siêu âm.

Một số dấu hiệu cơ bản của u xơ tử cung:

- Kinh nguyệt không đều, máu kinh ra rất nhiều, kéo dài kèm theo máu cục.

- Đi tiểu nhiều hơn, khối u có kích thước khác nhau có thể là một hạt nhỏ hoặc một khối u to nặng 1kg. Khối u khi phát triển lớn chèn ép vào bàng quang gây đi tiểu nhiều. Ngoài ra, khối u chèn ép ép và đường ruột và dạ dày gây táo bón.

- Vùng bụng dưới to, phình bất thường do khối u lớn chèn ép ổ bụng của bạn.

- Khí hư ra nhiều, mùi khó chịu

- Đau và chảy máu khi quan hệ

Sự phát triển của u xơ tử cung là do mất cân bằng nội tiết tố. Khi nồng độ estrogen tăng cao, kích thích sự tăng sinh tổ chức cơ và mô tử cung mạnh. Có nghiên cứu cho rằng, u xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ hay sảy thai, sinh ít, kinh nguyệt không đều... tuy nhiên có những trường hợp, sinh nhiều con cũng gây u xơ tử cung.

Tùy theo yêu cầu của bệnh nhân mà có điều trị không. Đối với độ tuổi tiền mãn kinh, không sinh sản có thể dùng thuốc để ức chế sự phát triển của khối u. Phụ nữ mang thai bị u xơ tử cung có thể khiến thai nhi bị dị dạng, sảy thai. Với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên điều trị để tăng tỷ lệ thụ thai, tránh vô sinh.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính rất phổ biến trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói chung. Mỗi năm, Việt Nam có thêm 4000 ca mắc ung thư cổ tử cung mới và khoảng 2000 ca tử vong. Ung thư cổ tử cung do sự phát triển bất thường của tế bào biểu mô lát hoặc tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung gây chèn ép, xâm lấn và di căn đến một số cơ quan nội tạng khác như phổi, bàng quang, gan,...

Theo nghiên cứu của tổ chức WHO, 99.7% ung thư cổ tử cung là do virus HPV. Virus HPV có hơn 100 tuýp, trong đó có khoảng 15 tuýp gây ung thư ác tính, phổ biến là tuýp 16, 18, 31 và 35 vì vậy chị em nên tiêm vắc xin HPV từ sớm, khoảng từ 9 đến 26 tuổi.

Phần lớn, bệnh lý này phổ biến ở những người quan hệ tình dục không an toàn gây lây nhiễm virus HPV, những người quan hệ sớm, mang thai sớm hoặc nhiều lần, người có hệ miễn dịch kém, mắc bệnh xã hội và những người hút thuốc lá.

Ung thư cổ tử cung sẽ phát triển chậm, kéo dài từ 10 đến 15 năm, không triệu chứng rõ rệt nên khó để nhận biết.

Sau đây là một số dấu hiệu mà chị em cần lưu ý về bệnh ung thư cổ tử cung:

- Dịch âm đạo xuất hiện nhiều, có màu xanh hoặc vàng, thi thoảng có dính máu thì chị em nên đi khám để xác định chính xác bệnh lý. Dấu hiệu này thuộc giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung.

- Ra máu bất thường là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung.

- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, máu kinh nguyệt có màu đen sẫm.

- Ngoài ra, ung thư cổ tử cung có một số dấu hiệu giống với các bệnh lý phụ khoa khác như tiểu tiện mất kiểm soát, đau vùng xương, lưng dưới, đau và khó chịu khi quan hệ.

Nhận biết được những triệu chứng trên, chị em nên đi khám để phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ tăng tỷ lệ khỏi bệnh. Dưới đây là 4 giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung:

- Giai đoạn nhẹ: Các tế bào bất thường phát triển tại chỗ.

- Giai đoạn I: Các tế bào ung thư lan từ niêm mạc cổ tử cung vào cơ quan sâu hơn, chưa ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

- Giai đoạn II: Tế bào ung thư phát triển và lan ra bên ngoài cổ tử cung, chưa xâm lấn đến mô lót trong âm đạo và phần dưới của âm đạo.

- Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã lan đến phần khung xương chậu gây sưng chậu.

- Giai đoạn IV: Ung thư di căn đến cơ quan khác như phổi, gan, ruột,...

Trên 90% bệnh nhân bị tái phát di căn sẽ tử vong trong vòng 5 năm.

Việc xác định giai đoạn của bệnh ảnh hưởng rất lớn đến cách điều trị và tỷ lệ thành công của việc điều trị bệnh. Vì vậy các chị em nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài hoặc ngay tại tử cung. Bệnh lý phổ biến ở độ tuổi 30 - 40 tuổi và phát triển từ 3 đến 11 năm với những dấu hiệu mờ nhạt trong giai đoạn đầu. Lạc nội mạc là nguyên nhân khiến chị em vô sinh, hiểm muộn.

Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung, tuy nhiên có thể kể đến một số tác nhân sau:

- Nồng độ estrogen trong cơ thể cao

- Kinh nguyệt bị trào ngược. Vào ngày hành kinh, các tế bào nội mạc sẽ bị bị trào ra ngoài cùng máu nhưng lại trào ngược vào vòi trứng và vùng xương chậu khiến các nội mạc bị dính vào các bề mặt vùng xương chậu và phát triển, chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt.

- Những người phụ nữ đã từng phẫu thuật ở tử cung

- Hệ miễn dịch bất thường

Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung cũng có triệu chứng như những bệnh phụ khoa khác

- Bụng kinh đau nặng nề, bất thường vào ngày đèn đỏ

- Ra quá nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt

- Đau khi quan hệ

- Mỗi lần đi tiểu hoặc đại tiện sẽ có dính máu

- Vô sinh, hiếm muộn

- Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,...

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý lành tính, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe sinh sản, chị em nên đi khám và có thể điều trị sớm.

Buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là rối loạn liên quan đến mất cân bằng hormon và kháng insulin. Khi lượng insulin dưa thừa sẽ tăng sản xuất androgen gây khó rụng trứng.

Nguyên nhân gây hội chứng buồng trứng đa nang do kháng insulin, béo phì, tiểu đường và do di truyền.

Các triệu chứng của của hội trứng buồng trứng đa nang phổ biến gồm

- Chảy máu nhiều

- Đau đầu

- Kinh nguyệt không đều, hoặc kéo dài

- Dư thừa nội tiết tố nam. Biểu hiện da nhiều dầu hơn, xuất hiện mụn ở mặt, lưng, các mảng da sẫm màu, lông và tóc phát triển mạnh

- Vùng chậu đau nhức và khó chịu

Khi phụ nữ bị buồng trứng đa nang sẽ giảm tỷ lệ thụ thai, khó có thai. Nếu có thai, thai phụ có khả năng cao sinh non, hoặc sảy thai. Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có thể sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp kích thích quá trình rụng trứng. Với phụ nữ bị béo phì cần giảm béo để có cơ hội mang thai khỏe mạnh.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là bệnh lý nhiễm trùng cơ quan sinh sản ở phụ nữ. Bệnh xảy ra khi những vi khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung xâm nhập ngược vào buồng trứng, ống dẫn trứng gây viêm nhiễm ở đây.

Nguyên nhân bị viêm vùng chậu chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn phổ biến ở người bị bệnh lậu và chlamydia. Triệu chứng của bệnh lý này thường không rõ như đau vùng xương chậu và vùng dưới, dịch âm đạo có mùi khó chịu, đi tiểu đau, chảy máu tử cung bất thường,... nên dễ dàng bỏ qua gây ra những vấn đề nghiêm trọng như

- Vô sinh. Do bệnh này để lại sẹo trên ống dẫn trứng gây cản trở quá trình di chuyển của trứng làm trứng không được thụ thai.

- Mang thai ngoài tử cung. Trong trường hợp trứng được thụ thai tại ống dẫn trứng do những vết sẹo chặn đường đi của trứng đến tử cung, thai sẽ phát triển tại ống dẫn trứng gây vỡ ống dẫn trứng, cần phẫu thuật tránh nguy hiểm đến tính mạng.

- Bệnh gây đau xương chậu trong nhiều năm.

Khi bệnh nhân mắc bệnh nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên nếu tình trạng bệnh nặng cần có sự can thiệp ngoại khoa.

Tắc vòi trứng

Một trong những bệnh lý phổ biến ở nữ giới là tắc vòi trứng. Tắc vòi trứng là nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ. Ngoài ra còn là lý do khiến phụ nữ mang thai ngoài tử cung gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc vòi trứng

- Quan hệ tình dục không an toàn gây viêm nhiễm, mắc các bệnh xã hội, để lại sẹo trong ống dẫn trứng cản trở quá trình di chuyển của trứng.

- Lạc nội mạc tử cung. Các nội mạc có thể xuất hiện trong ống dẫn trứng gây tắc nghẽn.

- Đã từng mang thai ngoài tử cung

- U xơ tử cung

- Phẫu thuật viêm ruột thừa do bị viêm nặng, phúc mạc gây xơ ống dẫn trứng

- Sảy thai hoặc nạo phá thai nhiều lần

Khi tắc vòi dẫn trứng, chị em sẽ những biểu hiện điển hình sau

- Rối loạn kinh nguyệt, máu kinh không đều, có thể có mùi hôi, màu đen

- Đau bụng liên tục hoặc theo chu kỳ kinh nguyệt

- Đau khi quan hệ, mệt mỏi, stress,...

Để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, khi bị tắc ống dẫn trứng, chị em có thể điều trị nội khoa tuy chưa mang lại hiệu quả cao, sử dụng phẫu thuật nội soi để mở ống dẫn trứng hoặc cắt bỏ phần bị tổn thương. Ngoài ra, chị em có thể sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để tăng tỷ lệ có thai.

Các bệnh xã hội

Các bệnh xã hội hay còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn gây lây truyền một số loại vi khuẩn và virus gây viêm nhiễm và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

(Xem thêm: Xịt Chống Xuất Tinh Sớm)

Một số bệnh xã hội phổ biến hiện nay là bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai,...Mỗi loại bệnh có triệu chứng và biểu hiện bệnh khác nhau nhưng nhìn chung chúng sẽ có chung những dấu hiệu sau:

- Ngứa, đau rát âm đạo khi quan hệ

- Xuất hiện các vết loét,mụn ở âm đạo, miệng, hậu môn,...

- Tần suất đi tiểu nhiều lần, đi tiểu cảm thấy đau buốt, tiểu ra máu, mủ

- Ra khí hư nhiều bất thường, có mùi khó chịu

Các bệnh này không chỉ gây ra tác động xấu đến bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng tránh, trang bị đầy đủ kiến thức về các bệnh phụ khoa để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh.

Phòng tránh các bệnh phụ khoa

Với mức độ phổ biến về các bệnh phụ khoa, chúng tôi đưa ra một số cách phòng tránh cho chị em

*Quan hệ tình dục an toàn

Các bệnh phụ khoa hầu như bị lây nhiễm trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn. Do vậy, sử dụng các biện pháp an toàn như dùng bao cao su không chỉ có tác dụng tránh thai mà còn ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm khác.

Bên cạnh đó, mọi người nên tuân thủ nguyên tắc một vợ một chồng, không quan hệ ngoài luồng hoặc với những người có triệu chứng thể hiện ra bên ngoài.

*Vệ sinh đúng cách

Không nên sử dụng các dung dịch vệ sinh có nồng độ PH không phù hợp, không dùng chất tẩy mạnh, xịt tạo mùi vùng kín làm tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong âm đạo, mất cân bằng độ PH tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

Không thụt rửa âm đạo gây tổn thương vùng kín

Cần tắm rửa, giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày. Đặc biệt vào mỗi chu kỳ, đây là lúc cô bé của bạn yếu nhất nên cần chú ý vệ sinh, nên thay băng vệ sinh 4 tiếng một lần, vệ sinh vùng kín bằng nước ấm 2 lần trong ngày.

Sử dụng quần áo sạch sẽ, giữ vùng kín khô thoáng.

*Chế độ sinh hoạt hợp lý

Xây dựng một thói quen ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn chăm sóc cơ thể tốt từ bên trọng. Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, các loại dinh dưỡng đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe

Nói không với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

*Khám phụ khoa định kỳ

Chị em nên xây dựng thói quen khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe của mình. Thường các bệnh phụ khoa sẽ xuất hiện dấu hiệu rõ ràng khi đã ở giai đoạn nặng. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc điều trị, ảnh hưởng đến những vùng khác trong cơ thể, phát sinh chi phí trong quá trình điều trị.

Nguồn: SanPhuKhoa.net